Khu vực :

1900 6869

Hướng dẫn đặt hàng

15/11/2021

Canh tác lúa gạo thế nào cho an toàn, tạo ra gạo sạch?

(Thanh Niên) Canh tác lúa gạo an toàn cần có sự kết hợp từ bước chọn giống lúa đến các phương pháp bảo vệ thực vật và quản lý dịch hại.

Tạo nên những sản phẩm gạo sạch, an toàn, khuyến khích sản xuất lúa gạo có chứng nhận và truy xuất rõ ràng về nguồn gốc là một trong những giải pháp được nêu cụ thể trong “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030” của Bộ NN-PTNN. Đề án hướng đến mục tiêu giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc hóa học dùng trong sản xuất lúa từ 30% trở lên vào năm 2025.

Chọn giống kháng bệnh: Hiệu quả, ít tốn kém, thân thiện môi trường

Các giống lúa mẫn cảm với khí hậu nắng nóng, khô hạn hay ngập mặn rất dễ thu hút sâu bệnh. Trong quá trình canh tác, nông dân thường áp dụng thuốc xịt để chống rầy nâu, sâu cuốn lá vào thời điểm trong 40 ngày đầu tiên sau khi trồng lúa. Tuy nhiên, tác động của thuốc xịt trong giai đoạn đầu thậm chí còn có thể gây ra sự phát triển của sâu bệnh thứ cấp. Như vậy, cần phải có giải pháp chủ động hơn việc sử dụng thuốc.

Hiệu quả nhất là phòng ngừa bằng cách chọn giống kháng bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng và từng mùa vụ ở vùng trồng. Đây là phương pháp quản lý dịch hại được các chuyên gia đánh giá là ít tốn kém nhất, thân thiện với môi trường nhưng cũng đồng thời đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chẳng hạn, ST25 là giống gạo đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng đồng bằng sông Cửu Long vì kháng mặn tốt, khả năng phòng sâu bệnh cao, đặc tính thân cứng cáp, chống bệnh dịch tốt. Bên cạnh việc chọn lọc loại giống để gieo trồng phù hợp, việc chọn mua giống cần đảm bảo là được mua từ nơi uy tín, đảm bảo giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận.

Gạo ST25 A An của Tập đoàn Tân Long được cam kết là gạo từ giống lúa xác nhận của tác giả giống Hồ Quang Cua

Một số phương pháp bảo vệ thực vật và quản lý dịch hại an toàn

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) định nghĩa về Quản lý dịch hại như sau: “Chỉ sử dụng thuốc BVTV và các biện pháp bảo vệ khác khi quần thể dịch hại tới ngưỡng kinh tế nhằm giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người, động vật và môi trường. Khuyến khích cơ chế phòng ngừa dịch hại bằng biện pháp tự nhiên” (Quy tắc ứng xử quốc tế về phân phối và sử dụng thuốc BVTV).

Các giải pháp được đề xuất trong Quản lý dịch hại an toàn do Cục Bảo vệ thực vật đưa ra bao gồm: phòng trừ tự nhiên, tận dụng lợi thế của khí hậu, đất, nước…; phòng trừ bằng biện pháp sinh học mà điển hình nhất trong canh tác lúa là bảo tồn thiên địch tồn tại tự nhiên trên đồng ruộng; phòng trừ bằng biện pháp canh tác như sạ với mật độ phù hợp, luân canh cây trồng; phòng trừ bằng biện pháp cơ học vật lý bẫy đèn, bẫy màu vàng, làm luống và phủ bạt… và cuối cùng là sử dụng các tác nhân phòng trừ, trong đó có sử dụng thuốc BVTV.

Trong trường hợp cần sử dụng đến thuốc BVTV, nông dân cần có những kiến thức chắc chắn về các sản phẩm và cách sử dụng phù hợp.

Cánh đồng lúa tôm liên kết sản xuất cùng gạo A An hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV

bài viết liên quan

  • Giao hàng 30 phút

    Khoảng cách dưới 5km

  • miễn phí giao hàng

    Đơn hàng từ 5kg đến khi có thông báo mới

  • uy tín - đúng hẹn

  • Đội ngũ chuyên nghiệp

Đăng ký nhận tin nhắnKhuyến Mãi